Mục lục: Kỉ yếu 45 năm xây dựng và phát triển Nhà xuất bản Giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh
- Công ty CP Sách - TBTH Bà Rịa - Vũng Tàu
- Công ty CP Sách - TBGD Bình Phước
- Công ty CP Sách & TBTH Đắk Lắk
- Công ty CP Sách - TBGD Đắk Nông
- Công ty CP Sách - TBTH Đồng Nai
- Công ty CP Sách & TB Đồng Tháp
- Công ty CP Sách & TBTH Khánh Hòa
- Công ty CP Sách & TBTH Lâm Đồng
- Công ty CP Sách & TBTH Long An
- Công ty CP Sách & TBTH Ninh Thuận
- Công ty CP Sách & TBTH Phú Yên
- Công ty CP Sách - TBGD Tây Ninh
- Công ty CP Sách & TBTH Tiền Giang
- Công ty CP Sách & TBTH Trà Vinh
- Công ty CP Sách - TB Vĩnh Long
- NXBGD tại TP. Hồ Chí Minh – Đơn vị đồng hành cùng ngành Giáo dục TP. Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới giáo dục
- TS. Nguyễn Văn Hiếu,
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh
- Một mối lương duyên
- TS. Trịnh Cam Ly, Chủ biên SGK Tiếng Việt
- Lời tri ân đến những người thầm lặng phía sau trang sách
- ThS. Hồ Ngọc Khải, Tổng chủ biên SGK Âm nhạc
- Bộ SGK Chân Trời Sáng Tạo – Hành trình khẳng định thương hiệu & chất lượng
- Công ty CP DVXBGD Gia Định
- Phương Nam “vượt ngàn chông gai” cùng SGK tiếng Anh
- Lê Phương Mai, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam
- Chặng đường đặc biệt SOBEE đã đi qua
- Đỗ Thị Mai Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Sách và TBGD Miền Nam
- Sách thiết bị trong hệ thống NXB Giáo dục
- Từ Trung Đan, Tổng Giám đốc Công ty Sách và Thiết bị trường học TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc thi vẽ “Sách Tiếng Anh – Bức tranh muôn màu”, Cảm nhận bài học – Sáng tạo tranh vẽ
- Nguyễn Như Quỳnh, Trưởng phòng Truyền thông – Marketing - Công ty CP Đầu tư và Phát triển GD Phương Nam
45 năm – Một chặng đường – Củng cố và phát triển (1993 – 2002)
CỦNG CỐ, HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC
Đây là giai đoạn Chi nhánh có sự lớn mạnh về đội ngũ cán bộ. Từ tổng số 56 cán bộ vào năm 1989, đến năm 1999 số lượng cán bộ Chi nhánh đã tăng lên 150 người và 179 người vào năm 2003.
Cùng với đó, số lượng các phòng ban cũng tăng lên đáng kể, trong đó nhiều ban biên tập sách giáo dục chuyên ngành được thành lập. Trong khi năm 1989 Chi nhánh có 7 phòng chức năng, thì đến năm 1999 số lượng phòng ban đã tăng lên 14 và năm 2003 là 19 phòng ban.
Không chỉ tăng về số lượng, các cán bộ chuyên môn cũng có những trưởng thành vượt bậc về chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn ngày càng cao.
BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA HỢP NHẤT, BIÊN SOẠN SÁCH THAM KHẢO
Đến năm 1999, thực hiện chủ trương thống nhất chương trình, SGK cấp THPT trong toàn quốc, theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và NXBGD, Chi nhánh được giao nhiệm vụ tham gia chỉnh lí, hợp nhất SGK các môn Toán, Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cấp THPT và chỉnh lí bộ SGK Tiếng Anh các lớp 6, 7, 8, 9.
Bên cạnh đó, Chi nhánh NXBGD tại TP. HCM đã cử cán bộ biên tập, cán bộ sửa bài và kĩ thuật tham gia công tác biên tập và sửa bản in SGK mới tại Hà Nội theo các đợt công tác ngắn hạn và dài hạn.
Nhận thức được vai trò quan trọng của sách tham khảo (STK) đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ở trường phổ thông, Chi nhánh đã chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ biên tập, đồng thời giao nhiệm vụ cho các Ban biên tập tổ chức biên soạn các bộ STK thiết yếu đối với từng cấp lớp, môn học, phù hợp với từng đối tượng học sinh, đa dạng về loại hình; tổ chức biên soạn, xuất bản các tài liệu chuyên đề dành riêng cho việc đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh các trường chuyên, lớp chọn.
Thời kì này, Chi nhánh cũng triển khai việc liên kết với các trường đại học trên địa bàn TP. HCM như Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kinh tế, Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm, v.v. để tổ chức biên tập và xuất bản nhiều giáo trình chuyên ngành, phục vụ hiệu quả cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên.
IN VÀ CUNG ỨNG SÁCH GIÁO DỤC; TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC
Năm 1990, Chi nhánh NXB Giáo dục tại TP. HCM được tiếp nhận dàn máy tính đầu tiên do UNICEF viện trợ với 2 máy tính 286 và 4 máy tính XT để thực hiện công việc sắp chữ bản thảo bằng máy tính. Công nghệ in và chế bản từng bước được tin học hoá và liên tục phát triển. Với sự hỗ trợ của máy tính, chức năng và nhiệm vụ của sắp chữ – chế bản từng bước được điều chỉnh theo hướng hỗ trợ tốt hơn cho công tác biên soạn và biên tập, cùng nhau làm ra bản thảo và các mẫu đưa in có chất lượng tốt về nội dung và hình thức.
Để đáp ứng yêu về sản lượng phát hành và chất lượng sách ngày càng cao, nhiều giải pháp nhằm củng cố và phát triển công tác in – phát hành được triển khai như: củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở in tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh; tích cực cùng với NXBGD củng cố và phát triển hệ thống phát hành SGD từ trung ương đến địa phương; chú trọng công tác xây dựng kế hoạch, đặt sách, điều tra nhu cầu và thực trạng sử dụng SGK, đặc biệt từ năm 1996 trở đi. Nhờ đó, số lượng SGK ngày càng đáp ứng đầy đủ, kịp thời và đồng bộ hơn. Trung bình, mỗi học sinh có 5,5 đến 6 bản SGK vào đầu năm học 1999-2000.
Đối phó với tình trạng in lậu có dấu hiệu ngày càng gia tăng, Chi nhánh NXBGD tại TP. HCM đã chủ động trong công tác phối hợp với các ngành chức năng ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh tổ chức tốt việc chống in lậu SGD, trong đó nhiều vụ in lậu SGK đã được phát hiện và xử lí. Giải pháp dùng bìa “đặc chủng” để in SGK được Chi nhánh đề xuất với NXBGD, góp phần ngăn chặn hiệu quả nạn in lậu SGK tràn lan ở Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương khác.
Những giải pháp của Chi nhánh NXBGD tại TP. HCM được ghi nhận và mở rộng áp dụng cho toàn NXBGD.
Công tác TVTH tiếp tục được quan tâm và thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT tại Quyết định số 659/QĐ-NXBGD ngày 9/7/1990. Đến năm 2002, các tỉnh, thành phố phía nam (từ Phú Yên trở vào) đã có hơn 68% trường phổ thông có thư viện với tổng số cán bộ TVTH hơn 8.677 người.