Mục lục: Kỉ yếu 45 năm xây dựng và phát triển Nhà xuất bản Giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh
- Công ty CP Sách - TBTH Bà Rịa - Vũng Tàu
- Công ty CP Sách - TBGD Bình Phước
- Công ty CP Sách & TBTH Đắk Lắk
- Công ty CP Sách - TBGD Đắk Nông
- Công ty CP Sách - TBTH Đồng Nai
- Công ty CP Sách & TB Đồng Tháp
- Công ty CP Sách & TBTH Khánh Hòa
- Công ty CP Sách & TBTH Lâm Đồng
- Công ty CP Sách & TBTH Long An
- Công ty CP Sách & TBTH Ninh Thuận
- Công ty CP Sách & TBTH Phú Yên
- Công ty CP Sách - TBGD Tây Ninh
- Công ty CP Sách & TBTH Tiền Giang
- Công ty CP Sách & TBTH Trà Vinh
- Công ty CP Sách - TB Vĩnh Long
- NXBGD tại TP. Hồ Chí Minh – Đơn vị đồng hành cùng ngành Giáo dục TP. Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới giáo dục
- TS. Nguyễn Văn Hiếu,
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh
- Một mối lương duyên
- TS. Trịnh Cam Ly, Chủ biên SGK Tiếng Việt
- Lời tri ân đến những người thầm lặng phía sau trang sách
- ThS. Hồ Ngọc Khải, Tổng chủ biên SGK Âm nhạc
- Bộ SGK Chân Trời Sáng Tạo – Hành trình khẳng định thương hiệu & chất lượng
- Công ty CP DVXBGD Gia Định
- Phương Nam “vượt ngàn chông gai” cùng SGK tiếng Anh
- Lê Phương Mai, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam
- Chặng đường đặc biệt SOBEE đã đi qua
- Đỗ Thị Mai Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Sách và TBGD Miền Nam
- Sách thiết bị trong hệ thống NXB Giáo dục
- Từ Trung Đan, Tổng Giám đốc Công ty Sách và Thiết bị trường học TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc thi vẽ “Sách Tiếng Anh – Bức tranh muôn màu”, Cảm nhận bài học – Sáng tạo tranh vẽ
- Nguyễn Như Quỳnh, Trưởng phòng Truyền thông – Marketing - Công ty CP Đầu tư và Phát triển GD Phương Nam
45 năm – Một chặng đường – Từng bước hoàn thiện và trưởng thành (1979 – 1992)
XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ BỘ MÁY
Tại thời điểm thành lập, đội ngũ cán bộ của Chi nhánh có 30 người với 3 phòng chuyên môn, ông Trần Trâm Phương là Trưởng Chi nhánh, ông Trần Bá Huy làm Kế toán trưởng. Chi nhánh được giao công tác quản lí kế hoạch xuất bản, kế hoạch đưa in và chỉ đạo công tác in các bản thảo do NXBGD giao.
Cuối năm 1980, để chuẩn bị thực hiện việc thay SGK mới CCGD bắt đầu từ năm học 1981-1982, Chi nhánh được giao thêm nhiệm vụ biên soạn, biên tập và thiết kế sách. Vì thế, Chi nhánh thành lập Phòng biên tập nội dung; tách Phòng Kế hoạch xuất bản và Quản lí in thành 2 phòng: Phòng Kế hoạch xuất bản và Phòng Quản lí in.
Lãnh đạo cốt cán chi nhánh NXBGD tại TP HCM ngày đầu thành lập | Các ông Trần Trâm Phương và Phạm Văn An – nguyên Giám đốc, ông Nguyễn Khắc Phi – nguyên TBT NXBGD (hàng trên từ trái qua thứ 4, thứ 5, thứ 6) chụp ảnh lưu niệm với cán bộ biên tập NXBGD tại 3 miền |
Đến cuối năm 1988, Chi nhánh nhận thêm nhiệm vụ phát hành SGK và các tài liệu khác, đồng thời chỉ đạo công tác phát hành SGK và thư viện trường học (TVTH) được chuyển giao từ Công ty Sách – Thiết bị trường học số 2 theo quyết định của Bộ Giáo dục.
Với việc đảm nhiệm các nhiệm vụ ngày các nhiều, Chi nhánh đã có sự phát triển về đội ngũ và tổ chức. Đến năm 1989, đội ngũ cán bộ của Chi nhánh đã tăng lên 56 người với 7 phòng chuyên môn.
BIÊN SOẠN SGK CẢI CÁCH GIÁO DỤC VÀ SÁCH TIẾNG DÂN TỘC
Những năm 1978-1992, NXBGD thực hiện nhiệm vụ biên soạn và xuất bản các bộ SGK phục vụ cải cách giáo dục (CCGD). Tham gia công tác này, Chi nhánh NXBGD tại TP. HCM đã được giao tổ chức biên soạn, biên tập và xuất bản SGK một số môn, bao gồm:
- Bộ sách Lao động – Kĩ thuật từ lớp 1 đến lớp 5;
- Bộ sách Tài liệu Kĩ thuật phổ thông các lớp từ 6 đến 12;
- Bộ SGK- SGV tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 12 CCGD;
- Bộ SGK Đại số, Hình học, Giải tích PTTH CCGD;
- Bộ SGK Văn học, Tiếng Việt, Làm văn PTTH CCGD.
Ngoài ra, Chi nhánh còn tổ chức biên soạn, biên tập, xuất bản một số bộ sách học tiếng dân tộc (tiếng Khmer, Chăm, Hoa, Êđê, Bahnar, Jrai).
Qua công tác làm SGK, đội ngũ cán bộ chuyên môn của Chi nhánh đã được tăng cường về số lượng và trưởng thành vượt bậc về chuyên môn, nghiệp vụ. Chi nhánh đã xây dựng được đội ngũ tác giả và cộng tác viên gồm những nhà khoa học, những nhà sư phạm, nhà quản lí giỏi và tâm huyết. Có thể kể đến một số tác giả gạo cội và nổi tiếng: Hồ Liên Biện, Nguyễn Tài Cẩn, Võ Văn Chi, Hoàng Chúng, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Hạo, Trần Văn Hạo, Phạm Thành Hổ, Hoàng Như Mai, Nguyễn Khắc Thuần v.v…
Khi Chi nhánh NXBGD tại TP. HCM thành lập, cũng là lúc nước bạn Campuchia vừa được giải phóng khỏi nạn diệt chủng của chế độ Pôn Pốt. Để giúp nước bạn có SGK phục vụ HS tiểu học ngay năm học 1979 – 1980, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và NXBGD, Chi nhánh đã nhanh chóng phối hợp với nước bạn trong công đoạn biên tập, chế bản (lúc ấy chưa có font chữ Khmer), in ấn sách kịp cho năm học mới. Từ đó đến năm 1989, Chi nhánh đã in giúp nước bạn Campuchia 99 cuốn SGK với hơn 11 triệu bản; đồng thời cử nhiều cán bộ sang giúp đỡ bạn về công tác xuất bản – in – phát hành sách giáo dục.
IN VÀ CUNG ỨNG SÁCH GIÁO DỤC; XÂY DỰNG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC
Từ ngày đầu thành lập, Chi nhánh được giao nhiệm vụ tổ chức in và phát hành SGK phục vụ ngành giáo dục tại các tỉnh, thành phố phía nam (từ Thừa Thiên – Huế trở vào). Số lượng bản sách in – phát hành trong giai đoạn này chủ yếu là SGK mới CCGD từ lớp 1 đến lớp 9 theo chương trình thống nhất chung của cả nước. Đến năm 1989, Chi nhánh đã đã tổ chức xuất bản và in 2.093 đầu sách, với 137.940.902 bản, 19,3 tỉ trang in khổ 14,5×20,5 cm. Tổng số lượng phát hành là 142.536.000 bản.
Chi nhánh đã chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ty Giáo dục (nay là Sở GD&ĐT) và các công ty Sách – TBTH các tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện các chủ trương lớn của nhà nước về phương thức phát hành SGK theo Quyết định số 57/CT ngày 12/8/1981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) và về tổ chức xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thư viện trường học (TVTH) theo Quyết định số 288/QĐ ngày 4/3/1978 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
Đến năm học 1988-1989, tại các tỉnh, thành phố phía nam (từ Thừa Thiên – Huế trở vào) đã xây dựng được một hệ thống TVTH, trong đó nhiều TVTH đã đạt tiêu chuẩn theo Quyết định 288 của Bộ Giáo dục và đội ngũ cán bộ thư viện được củng cố về số lượng lẫn chất lượng.
TIẾP NHẬN VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
Khi mới thành lập, Chi nhánh có trụ sở đóng tại 231 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, điều kiện làm việc còn thiếu thốn, chật hẹp. Năm 1984, được sự cho phép của Bộ Giáo dục, Chi nhánh đã thực hiện cải tạo trụ sở 231 Nguyễn Văn Cừ. Đến ngày 15/4/1985, tòa nhà 4 tầng được khánh thành, cải thiện đáng kể điều kiện làm việc của CBCNV. Cuối năm 1988, Chi nhánh được tiếp quản hơn 1.000 m2 kho chứa sách tại 240 Trần Bình Trọng, Quận 5, và 104 Mai Thị Lựu, Quận 1. Tiếp đó, với tầm nhìn dài hạn, Chi nhánh đã chủ động tiếp nhận Trường Đào tạo Cô nuôi dạy trẻ, với diện tích gần 2000m2 ở phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9 (lúc bấy giờ trong mắt nhiều người là một nơi rất xa xôi, hẻo lánh) khi ấy đang xây dựng dở dang để sau này làm nhà kho. Sau khi xây dựng, kho Tăng Nhơn Phú trở thành nơi chứa SGK, STK và vật tư giấy chủ lực của Chi nhánh.
Năm 1998, trụ sở làm việc mới tại 231 Nguyễn Văn Cừ, quận 5, TP. HCM được xây dựng mở rộng thêm đơn nguyên. Công trình được khánh thành nhân dịp chuẩn bị kỉ 20 năm thành lập Chi nhánh Nhà xuất bản Giáo dục tại TP. HCM. Kho sách tại phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, cũng được xây dựng mở rộng nhằm tăng khả năng chứa sách với số lượng ngày càng tăng.